Mục lục nội dung
ToggleĐạo luật CSPA là gì?
Khi nộp hồ sơ xin định cư Mỹ theo diện việc làm (Employment-Based) hoặc bảo lãnh gia đình (Family-Based), một trong những rủi ro lớn mà nhiều gia đình quan tâm chính là độ tuổi của con cái phụ thuộc trong hồ sơ. Theo quy định của chính phủ Mỹ, con cái phụ thuộc, hay “trẻ em” được định nghĩa là người dưới 21 tuổi và còn độc thân.
Tuy nhiên vì tình trạng tồn đọng hồ sơ và thời gian xử lý kéo dài của USCIS, nhiều trường hợp con cái bị mất đi tư cách phụ thuộc do đã vượt quá 21 tuổi vào thời điểm hồ sơ thẻ xanh được xét.
Lấy ví dụ, bạn đã nộp hồ sơ định cư Mỹ diện EB-3 khi con dưới 21 tuổi nhưng không may thời điểm được chấp thuận thẻ xanh, con lại vượt quá độ tuổi quy định. Điều này đồng nghĩa, con của bạn được xem là “quá tuổi” và sẽ bị loại khỏi hồ sơ định cư cùng gia đình.
Để bảo vệ quyền lợi của người nhập cư, Quốc hội Mỹ đã ban hành Đạo luật CSPA (Child Status Protection Act) – Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em, nhằm đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ kéo dài không làm con cái “quá tuổi”, từ đó mất tư cách phụ thuộc. Như vậy, con của bạn vẫn có thể đủ điều kiện nhận thẻ xanh Mỹ ngay cả khi đã vượt quá 21 tuổi trên thực tế.
Đạo luật CSPA ban hành và có hiệu lực từ ngày 06.08.2002 cho đến hiện tại.
Điều kiện áp dụng tuổi CSPA
Để được khóa tuổi CSPA, con của bạn phải hội đủ 2 tiêu chuẩn:
- Tuổi tính theo công thức CSPA dưới 21 tuổi
- Nộp hồ sơ xin thẻ xanh trong vòng 1 năm từ ngày hồ sơ đến lượt được xét duyệt, thông thường là nộp đơn xin visa DS-260 (nếu ở ngoài Mỹ) hoặc đơn chuyển diện I-485 (nếu đang ở Mỹ.
Công thức tính tuổi CSPA
Nếu bạn bảo lãnh cho con cái trực hệ, tuổi của con sẽ được “đóng băng” tại thời điểm nộp hồ sơ xin bảo lãnh đơn I-130.
Đối với diện bảo lãnh gia đình (diện F) và diện việc làm (diện EB), bạn cần áp dụng công thức tính tuổi CSPA như sau:
Tuổi CSPA = Tuổi thực tế tại thời điểm visa có sẵn – (trừ) Thời gian xét duyệt hồ sơ
Trong đó:
- Thời gian xét duyệt hồ sơ là khoảng thời gian từ ngày nộp đơn định cư đến ngày đơn định cư được chấp thuận (Approval Date).
- Thời điểm visa có sẵn là thời điểm mà hồ sơ của bạn đến lượt xét duyệt, tức ngày ưu tiên đến trước ngày cut-off dựa theo bảng tin visa bulletin được cập nhật hàng tháng.
- Tuổi thực tế: Là tuổi của con tại thời điểm visa có sẵn và hồ sơ được xét duyệt.
Ví dụ về tuổi CSPA hồ sơ định cư diện việc làm EB-3:
- Bạn nộp hồ sơ xin LC/PERM khi con bạn gần 16 tuổi, hồ sơ có Priority Date ngày 01.01.2017
- LC được duyệt, bạn nộp đơn I-140 lên USCIS ngày 01.01.2018
- Đơn I-140 được chấp thuận vào ngày 01.01.2019 (mất 1 năm xử lý)
- Thời điểm visa có sẵn, hồ sơ đến lượt được xét duyệt là ngày 01.01.2023
⇢ Tại thời điểm visa sẵn sàng, con của bạn gần 22 tuổi, quá tuổi quy định.
⇢ Tuy nhiên vì thời gian xét duyệt đơn I-140 mất 1 năm, do đó tuổi CSPA của con là 22 – 1 = 21 tuổi, con bạn đủ điều kiện phụ thuộc.
Đối với diện EB-5, ngày USCIS nhận được đơn I-526/I-526E chính là ngày ưu tiên, công thức tính tuổi CSPA tương tự như diện EB-3.
Cách tính tuổi CSPA diện bảo lãnh thân nhân
Tuổi CSPA là mối quan tâm lớn với những gia đình nộp hồ sơ visa Mỹ theo diện bảo lãnh, bởi hiện nay thời gian xử lý các dòng visa bảo lãnh thân nhân đang rất dài, khoảng trên 10 năm.
Các diện bảo lãnh F3, F4 là những diện định cư thường xuyên xuất hiện tình trạng tính tuổi CSPA:
- Diện F3 (bảo lãnh con đã lập gia đình của công dân Mỹ): Con cái của người được bảo lãnh có thể theo cùng hồ sơ nếu dưới 21 tuổi, cụ thể trường hợp này là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh.
- Diện F4 (bảo lãnh anh chị em của công dân Mỹ): Con cái của người được bảo lãnh có thể theo cùng hồ sơ nếu dưới 21 tuổi, cụ thể trường hợp này là cháu gọi người bảo lãnh là cô, dì, chú, bác.
Nhiều trường hợp vì không nắm rõ Đạo luật CSPA nên nhiều gia đình nghĩ rằng con cái của họ đã trên 21 tuổi, sẽ bị loại khỏi hồ sơ định cư. Tuy nhiên trên thực tế, họ vẫn có cơ hội lấy thẻ xanh cho con khi áp dụng cách tính tuổi CSPA.
Ví dụ cách tính tuổi CSPA diện F4:
- Con của bạn 10 tuổi vào thời điểm nộp đơn bảo lãnh I-130, có ngày ưu tiên là 01.01.2003
- Hồ sơ bảo lãnh được USCIS chấp thuận ngày 01.01.2008 (xét duyệt 5 năm)
- Thời điểm visa có sẵn, hồ sơ đến lượt được xét duyệt là ngày 01.01.2018
⇢ Tại thời điểm visa sẵn sàng, con của bạn 25 tuổi, quá tuổi quy định.
⇢ Tuy nhiên vì thời gian xét duyệt đơn I-130 mất 5 năm, do đó tuổi CSPA của con là 25 – 5 = 20 tuổi, con bạn đủ điều kiện phụ thuộc.
Với những gia đình nhận thấy rủi ro con trên 21 tuổi diện F4, nên chuẩn bị phương án thay thế để con có được thẻ xanh cùng đoạn tụ tại Mỹ. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn chương trình EB-3 hoặc EB-5, các diện định cư dựa trên việc làm hoặc đầu tư đang có thời gian xét duyệt từ 4 – 6 năm, nhanh hơn so với diện bảo lãnh thân nhân.
Tự tính tuổi CSPA
Bạn có thể tự tính tuổi CSPA qua form dưới đây, hệ thống sẽ tính toán và tự động trả lời cho bạn qua email rằng liệu con bạn đang trong tuổi phụ thuộc hay đã quá tuổi, hoặc có thể phải tăng tốc hồ sơ để kịp quy định về tuổi phụ thuộc.
*Lưu ý: bạn nên kiểm tra cả hộp thư quảng cáo / thư rác nếu chưa nhận được email từ hệ thống.
Những lưu ý về cách khóa tuổi CSPA
Để được “đóng băng” tuổi CSPA, khi hồ sơ đến lượt được giải quyết (ngày ưu tiên đến trước ngày cut-off trên visa bulletin), bạn phải “tìm cách có được thẻ xanh” (“sought to acquire”) trong vòng 1 năm để được hưởng chế độ bảo vệ tuổi theo CSPA.
- Thông thường bước này được thực hiện bằng các cách:
- Nộp đơn xin visa DS-260
- Nộp hồ sơ chuyển diện đơn I-485
- Đóng phí xử lý visa cho Bộ Ngoại giao
- Đóng phí xử lý đơn bảo trợ tài chính I-864
- Nộp mẫu Đơn xin hành động đối với đơn bảo lãnh I-824
Trong trường hợp bạn không thể nộp đơn xin thẻ xanh đúng hạn, bạn phải có các bằng chứng để chứng minh về hoàn cảnh đặc biệt và nằm ngoài tầm kiểm soát (thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng cá nhân, bệnh tật nghiêm trọng,…). Con vẫn có thể được hưởng tuổi CSPA nếu cơ quan di trú xem xét và chấp thuận cho những trường hợp đặc biệt này.
Một điểm lưu ý rất quan trọng khác là tình trạng visa có thể sẽ thay đổi bất chợt từ “có sẵn” sau đó trở nên “không có sẵn”, đây gọi là tình trạng “retrogression” – visa “thụt lùi”. Nếu bạn không nộp đơn xin thẻ xanh trước khi tình trạng visa trở nên không có sẵn, tuổi của con bạn sẽ tiếp tục được cộng cho đến khi visa có sẵn lần thứ 2.
Điều này cho thấy việc nộp hồ sơ thẻ xanh sớm là một quyết định rất quan trọng trong việc bảo toàn độ tuổi cho con cái phụ thuộc, tránh rủi ro tình trạng visa thụt lùi cũng như tránh quá thời hạn 1 năm để được khóa tuổi CSPA.
Khiếu nại khi không được áp dụng tuổi CSPA
Bạn hoàn toàn có thể khiếu nại khi không được cộng tuổi CSPA nếu bạn cho rằng quyết định từ USCIS, NVC, hoặc Lãnh sự quán đã có sai sót hoặc không đúng quy định.
Bạn có thể khiếu nại nếu:
- Tuổi CSPA dưới 21 nhưng không được công nhận.
- Đã nộp đơn xin thẻ xanh (DS-260 hoặc I-485) trong vòng 1 năm từ khi visa có sẵn nhưng không được chấp nhận.
- Bị từ chối cộng tuổi CSPA nhưng không được cung cấp lý do rõ ràng.
Các tài liệu quan trọng cần chuẩn bị để khiếu nại: Giấy khai sinh, biên nhận đơn bảo lãnh để xác định ngày ưu tiên, thông báo chấp thuận đơn bảo lãnh, lịch visa bulletin để xác định visa có sẵn, bằng chứng đã nộp DS-206 hoặc I-485, thư từ chối (nếu có),…
Tùy vào giai đoạn hồ sơ, bạn sẽ nộp đơn khiếu nại đến đúng nơi xử lý:
- Nếu hồ sơ đang ở USCIS
- Nộp đơn I-290B (Notice of Appeal or Motion) lên USCIS trong vòng 30 ngày từ khi nhận quyết định từ chối.
- Đính kèm tài liệu
- Chờ kết quả
- Nếu hồ sơ đang ở Trung tâm xử lý thị thực quốc gia NVC
- Gửi Public Inquiry Form
- Đính kèm tài liệu
- Chờ kết quả
- Nếu hồ sơ đã chuyển đến Lãnh sự quán
- Gửi email hoặc nộp khiếu nại trực tiếp tại Lãnh sự quán ít nhất 2 – 3 tuần trước ngày phỏng vấn
- Mang theo tài liệu quan đến buổi phỏng vấn
- Chờ kết quả
Câu hỏi thường gặp về tuổi CSPA
CSPA là đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành năm 2002 nhằm bảo vệ trẻ em dưới 21 tuổi khỏi việc “quá tuổi” (aging out) trong quá trình xử lý đơn xin thẻ xanh kéo dài. CSPA áp dụng cho con cái của công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ cũng như những người được bảo lãnh theo diện bảo lãnh thân nhân hoặc việc làm, giúp họ giữ tình trạng phụ thuộc dù đã qua tuổi 21 trong một số trường hợp.
- Áp dụng: Diện bảo lãnh gia đình (F), diện hôn phu/thê (IR-2), diện việc làm (EB).
- Không áp dụng: Diện K (K2, K4) hoặc con riêng của diện này.
Để đủ điều kiện khóa tuổi CSPA, bạn cần nộp đơn xin visa DS-260 (nếu đang ở Việt Nam) hoặc đơn I-485 (nếu đang ở Mỹ) thật nhanh chóng khi tình trạng visa đang có sẵn và hồ sơ của bạn đến lượt được phê duyệt. Nếu không, bạn sẽ không được tính tuổi CSPA và mất đi quyền lợi nhận thẻ xanh khi tuổi thực tế của bạn đã quá 21.
Có, CSPA áp dụng riêng cho từng người con trong đơn bảo lãnh. Mỗi người con sẽ được tính tuổi CSPA độc lập dựa trên ngày sinh, ngày ưu tiên, thời gian duyệt đơn bảo lãnh và ngày visa đáo hạn.
Có, luật sư hoặc tư vấn di trú nhiều kinh nghiệm như Doslink sẽ có đủ kiến thức, chuyên môn để giúp bạn tính tuổi CSPA và xử lý khiếu nại nếu có sai sót. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tính tuổi CSPA khi có đủ các thông tin hồ sơ.
Tuổi CSPA là yếu tố quan trọng giúp con cái giữ được tư cách phụ thuộc trong hồ sơ định cư Mỹ, ngay cả khi tuổi thực tế đã vượt quá 21. Hiểu rõ cách tính tuổi CSPA và các điều kiện áp dụng sẽ giúp gia đình chủ động hơn trong quá trình thực hiện hồ sơ. Gia đình cần kiểm soát trước các rủi ro về tuổi của con cũng như có kế hoạch, phương án thực hiện hồ sơ dự phòng nếu con vẫn quá 21 tuổi sau khi đã áp dụng CSPA.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định tuổi CSPA hoặc cần hỗ trợ về hồ sơ visa định cư Mỹ như EB-3, EB-5, liên hệ ngay với Doslink để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tư vấn định cư Mỹ uy tín.
Xem thêm các tin tức EB-3