Mục lục nội dung
ToggleLiên minh Châu Âu là gì?
Liên minh Châu Âu hay còn được gọi là Liên hiệp Châu Âu (tên tiếng Anh là European Union, viết tắt là EU) là một thực thể chính trị, kinh tế và quân sự được thành lập với mục đích thúc đẩy hòa bình, xây dựng và thống nhất hệ thống kinh tế, sử dụng đồng tiền chung EURO (EUR) cũng như hòa nhập, phá bỏ các rào cản thương mại, biên giới.
Trước đây Liên minh Châu Âu EU có 28 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, sau sự kiện mang tính lịch sử vào ngày 31.01.2020 Vương Quốc Anh tuyên bố chính thức rời khỏi EU sau 47 năm gia nhập (sự kiện Brexit). Khối Liên minh Châu Âu hiện nay đang hoạt động với 27 quốc gia thành viên, bao gồm:
- Áo
- Bỉ
- Bulgaria
- Croatia
- Cộng hòa Síp
- Cộng hòa Séc
- Pháp
- Đức
- Italia
- Hà Lan
- Luxembourg
- Đan Mạch
- Hy Lạp
- Thuỵ Điển
- Phần Lan
- Ba Lan
- Tây Ban Nha
- Bồ Đào Nha
- Hungary
- Ireland
- Romania
- Latvia
- Litva
- Malta
- Slovakia
- Slovenia
- Estonia
Khối Schengen là gì?
Schengen là một hiệp ước được lập ra nhằm mục đích thống nhất việc bãi bỏ quyền kiểm soát đi lại tại khu vực biên giới chung của các nước gia nhập vào khối Schengen. Hiệp ước này tạo điều kiện thuận lợi cho công dân của 29 quốc gia thành viên được quyền tự do đi lại trong khối mà không cần phải xin thị thực riêng lẻ.
Đối với công dân ngoài khu vực Schengen, sẽ cần xin cấp visa Schengen để nhập cảnh vào một hoặc nhiều nước trong khối Schengen. Người nắm giữ visa Schengen cũng được hưởng quyền lợi tự do đi lại qua 29 quốc gia thành viên và được phép lưu trú ngắn hạn lên đến 90 ngày.
29 quốc gia thành viên khối Schengen, tính đến ngày 31.03.2024:
- Áo
- Bỉ
- Bulgaria
- Croatia
- Cộng hòa Séc
- Pháp
- Đức
- Italia
- Hà Lan
- Luxembourg
- Đan Mạch
- Hy Lạp
- Thuỵ Điển
- Phần Lan
- Ba Lan
- Tây Ban Nha
- Bồ Đào Nha
- Hungary
- Romania
- Latvia
- Litva
- Malta
- Slovakia
- Slovenia
- Estonia
- Iceland
- Liechtenstein
- Na Uy
- Thụy Sĩ
Phân biệt Schengen và khối EU
1. Vai trò của Schengen và EU
Liên minh Châu Âu được thành lập năm 1993 và hoạt động dựa trên nguyên tắc pháp quyền và các quyết định. EU có chung bộ máy chính trị và hệ thống pháp luật nghiêm ngặt. Các chính sách đều thực hiện thông qua các hiệp ước, được đồng ý tự nguyện và dân chủ bởi các nước thành viên. Các nước thành viên EU thống nhất để Tòa án Công lý Châu Âu là nơi đưa ra các phán quyết cuối cùng để tất cả mọi người cùng tuân theo.
Trong khi đó, hiệp ước Schengen đã được ký kết từ năm 1985 bởi 5 quốc gia ban đầu là Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức và Luxembourg. Đến năm 1990, các nước này ký lại thỏa thuận với tên gọi Công ước Schengen, mở đầu cho khối Schengen sau này. Hiệp ước Schengen đơn thuần tập trung vào việc tự do di chuyển trong khu vực. Thể chế chính trị và định hướng kinh tế của các nước không bị ảnh hưởng bởi các quốc gia thành viên khác.
2. Thành viên của Schengen và EU
Có 27 quốc gia là thành viên của Liên minh Châu Âu EU và có 29 quốc gia là thành viên khối Schengen. Dù có chung phần lớn số quốc gia thành viên nhưng Schengen và EU là 2 khu vực hợp tác quốc tế khác nhau.
Có những nước thuộc Schengen nhưng không đồng thời thuộc EU và ngược lại, các nước thuộc EU nhưng không đồng thời thuộc khối Schengen, cụ thể là:
- 4 quốc gia thuộc Schengen nhưng không thuộc EU: Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ, Liechtenstein.
- 2 quốc gia thuộc EU nhưng không thuộc Schengen: Cộng hòa Síp (Cyprus), Ireland.
Một số quốc gia Liên minh Châu Âu không nằm trong khu vực Schengen vì họ không đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết để gia nhập khu vực này. Có thể kể đến Cyprus, quốc gia gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 2004, sẽ cần phải giải quyết tranh chấp trước khi có thể gia nhập khu vực không biên giới của Schengen.
3. Tiêu chí gia nhập Schengen và EU
- Có các thể chế vững chắc cung cấp nền dân chủ, luật pháp, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ các nhóm thiểu số.
- Tuân thủ các mục tiêu về liên minh chính trị, kinh tế và tiền tệ.
- Có thị trường kinh tế và sức mạnh tài chính hợp lệ để cạnh tranh với thị trường Liên minh EU.
- Có thể tuân thủ và thực hiện các quy tắc Schengen về kiểm soát biên giới, cấp thị thực và bảo vệ dữ liệu theo hệ thống Schengen.
- Hợp tác với các cơ quan khác trong các khu vực Schengen về an ninh và kiểm soát biên giới
- Chịu trách nhiệm về mọi visa Schengen được cấp và kiểm soát biên giới bên ngoài.
- Phải sử dụng Hệ thống thông tin Schengen.
Phương án đầu tư định cư giúp đi lại tự do trong Schengen
Đầu tư định cư Châu Âu tại các quốc gia thành viên thuộc khối Schengen và EU là giải pháp giúp nhà đầu tư trở thành thường trú nhân Châu Âu, thuận tiện đi lại tự do trong khối Schengen và hưởng các quyền lợi như công dân EU.
- Đầu tư thuê/mua bất động chỉ từ 150.000 – 250.000 EUR để cư trú hoặc trở thành thường trú nhân tại các quốc gia Schengen thông qua các chương trình định cư Malta, định cư Hy Lạp, định cư Tây Ban Nha,…
- Đầu tư quỹ 500.000 EUR để cư trú tại Bồ Đào Nha – quốc gia thành viên Schengen.
Thời gian xét duyệt hồ sơ định cư Châu Âu tương đối nhanh chóng, từ 6 – 18 tháng tùy chương trình và hầu hết các thủ tục hồ sơ đều được thực hiện tại Việt Nam. Phần lớn các chương trình đầu tư định cư Châu Âu miễn yêu cầu về thời gian ở hoặc chỉ cần ở 7 ngày/năm để duy trì tình trạng thẻ cư trú.
Mặc dù Schengen và Liên minh Châu Âu là thực thể độc lập nhưng thực tế những thỏa thuận liên quan đến hai liên minh này lại bổ sung cho nhau và là một phần không thể thiếu trong sự lãnh đạo của Châu Âu.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò, thành viên cũng như việc phân biệt Schengen và EU để có thể đưa ra phương án đầu tư định cư Châu Âu phù hợp. Tham khảo thêm các tin tức định cư Châu Âu khác tại đây.
CEO & CO-Founder Doslink Migration & Investment, với hơn 20 năm kinh nghiệm phân phối, kinh doanh quốc tế và hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn di trú đầu tư nước ngoài.