Menu

Đơn I-485 – Thủ tục quan trọng để chuyển diện và xin cấp thẻ xanh tại Mỹ

Đơn I-485 là tài liệu pháp lý quan trọng mà các cá nhân muốn định cư vĩnh viễn tại Mỹ cần đặc biệt quan tâm. Tìm hiểu về mẫu đơn I-485 và các thông tin cần thiết khi nộp đơn I-485 để đạt mục tiêu trở thành thường trú nhân Mỹ qua bài viết sau đây.

Đơn I-485 là gì?

Đơn I-485 là mẫu đơn xin đăng ký thường trú hoặc xin điều chỉnh tình trạng từ “không định cư” sang “định cư” dành cho các cá nhân muốn xin tư cách thường trú vĩnh viễn tại Mỹ. Tên tiếng Anh đơn I-485 là Application to Register Permanent Residence or Adjust Status.

Mẫu đơn I-485 được áp dụng trong cả 2 trường hợp nhập cư theo diện đầu tư (EB-5), việc làm (vd như EB-3) và nhập cư diện hôn nhân, bảo lãnh người thân.

  • Đối với diện đầu tư và diện việc làm, mẫu đơn I-485 chứng minh nhà đầu tư / người lao động nước ngoài đủ điều kiện định cư vĩnh viễn và làm việc hợp pháp tại Mỹ.
  • Đối với diện hôn nhân hoặc bảo lãnh người thân, mẫu đơn I-485 chứng minh vợ/chồng/người thân của công dân hoặc thường trú nhân Mỹ có đủ điều kiện định cư vĩnh viễn tại Mỹ.
Form I-485 xin cấp thẻ xanh Mỹ
Mẫu đơn I-485

Sau khi đơn I-485 được chấp thuận, đương đơn và gia đình được cấp thẻ xanh, trở thành thường trú nhân và hưởng chính sách đặc biệt về y tế, giáo dục, an sinh xã hội tại Mỹ.

Một lợi điểm rất đặc biệt khác là đương đơn có thể xin giấy phép làm việc tạm thời (EAD) và giấy phép thông hành (Advance Parole) để làm việc và xuất nhập cảnh tự do trong thời gian chờ xét duyệt đơn chuyển đổi tình trạng cư trú. Nghĩa là, đương đơn nhận quyền lợi trước cả khi thẻ xanh được cấp.

Điều kiện nộp mẫu đơn chuyển diện I-485

Để nộp đơn I-485, đương đơn cần đáp ứng một số điều kiện chung, cũng như một số điều kiện riêng tùy thuộc việc điều chỉnh tình trạng cư trú từ diện định cư nào.

Điều kiện chung

  • Đang tạm trú hợp pháp tại Mỹ bằng một loại visa hoặc giấy phép hợp lệ
  • Đang có mặt tại Mỹ vào thời điểm nộp đơn chuyển diện I-485
  • Không có tiền án tiền sự, không phạm tội, nhập cư trái phép,…
  • Có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm

Điều kiện cụ thể dựa trên diện nhập cư

  • Diện việc làm EB-3: Đương đơn được doanh nghiệp Mỹ bảo lãnh và điền tên lên chứng nhận lao động LC đồng thời đại diện đương đơn nộp hồ sơ xin nhập cư theo mẫu đơn I-140. Trong trường hợp visa bulletin “current”, đương đơn ở Mỹ có thể nộp đồng thời đơn I-485 cùng với đơn I-140. Ngược lại nếu visa bulletin “không current”, đương đơn cần chờ ngày ưu tiên (cấp khi nộp LC) đến trước ngày cut-off trong visa bulletin để có thể nộp đơn chuyển diện.
  • Diện đầu tư EB-5: Nhà đầu tư đang ở Mỹ có thể nộp đồng thời đơn I-526/I-526E cùng đơn I-485 để nhận thẻ xanh mà không cần rời khỏi Mỹ nếu visa bulletin “current”. Ngược lại, nếu tình trạng visa không có sẵn, nhà đầu tư cũng sẽ cần chờ ngày ưu tiên (cấp khi nộp đơn I-526/I-526E) đến trước ngày cut-off trong visa bulletin để có thể nộp đơn chuyển đổi tình trạng cư trú.
  • Diện hôn nhân: Đương đơn đã kết hôn (cuộc hôn nhân thật sự) với công dân hoặc thường trú nhân Mỹ.
  • Diện bảo lãnh gia đình: Đương đơn được bảo lãnh bởi công dân hoặc thường trú nhân Mỹ.

Hồ sơ đơn I-485 cần những gì?

Một bộ hồ sơ xin chuyển đổi tình trạng cư trú sẽ cần có các tài liệu sau (tùy theo diện định cư):
  • Mẫu đơn I-485 đã điền đúng thông tin và ký tên
  • Giấy tờ cá nhân: căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy kết hôn,…
  • Giấy tờ chứng minh tài chính: sao kê bảng lương, hợp đồng lao động,…
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình: giấy chứng sinh, giấy đăng ký kết hôn,…
  • Phí chính phủ theo form G-1450 nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc form G-1055 nếu thanh toán bằng tiền mặt.

Cách nộp đơn chuyển diện I-485

Sau khi đương đơn hoàn thành mẫu đơn I-485 và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu hỗ trợ đi kèm khác, đương đơn nộp bộ hồ sơ lên Sở Di Trú và Nhập tịch Hoa Kỳ USCIS theo 2 cách như sau:

  • Đặt hẹn và nộp trực tiếp tại văn phòng USCIS.
  • Gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ được ghi trong hướng dẫn nộp đơn.

Lệ phí và thời gian xử lý đơn I-485

Lệ phí xử lý đơn I-485:

  • Đương đơn từ 14 tuổi trở lên: 1.140 USD.
  • Đương đơn dưới 14 tuổi, nộp cùng với đơn của bố/mẹ: 950 USD.

Thời gian xử lý mẫu đơn I-485 có thể kéo dài từ 7 tháng đến hơn 33 tháng, tùy thuộc vào lượng tồn đọng hồ sơ hiện có. Đương đơn có thể chủ động tra cứu thời gian xét duyệt I-485 cụ thể theo khu vực nơi bạn nộp đơn để biết thời gian xử lý trung bình do USCIS công bố.

Những lỗi sai cần tránh khi nộp đơn I-485

Đơn I-485 là một bước cực kỳ quan trọng trong quá trình xin thẻ xanh định cư cho những cá nhân đang ở Mỹ bằng một loại visa không định cư. Quá trình nộp hồ sơ chuyển diện đương đơn cần đảm bảo các thông tin điền trong form I-485 và tài liệu đi kèm phải chính xác và đồng bộ.

Lưu ý các trường hợp phổ biến dẫn đến việc bị từ chối đơn I-485:

  • Thông tin sai lệch: lỗi sai phổ biến khi điền form I-485 là cung cấp sai hoặc thiếu địa chỉ nơi sinh sống, thông tin không khớp với các tài liệu đi kèm khác.
  • Thiếu hồ sơ: các hồ sơ đi kèm quan trọng như hộ chiếu, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn,… cần được nộp đầy đủ. Đặc biệt lưu ý từ 02.12.2024, đương đơn phải nộp hồ sơ khám sức khỏe kèm với đơn I-485 (thay vì trước đây đương đơn có thể bổ sung giấy khám sức khỏe sau). 
  • Sử dụng sai biểu mẫu: đương đơn cần cập nhật và hoàn tất mẫu đơn I-485 theo phiên bản mới nhất do USCIS cung cấp.
  • Nộp sai phí: đương đơn cần kiểm ra kỹ phí nộp đơn, đặc biệt khi gia đình có con nhỏ dưới 14 tuổi, mức lệ phí sẽ khác.
  • Không cập nhật thay đổi thông tin: đương đơn cần cập nhật ngay với USCIS nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến thông tin cá nhân, tình trạng gia đình, địa chỉ liên lạc hoặc tình trạng tài chính, việc làm,… sau khi form I-485 đã được nộp và chờ xét duyệt.
  • Lỗi phổ biến khác: quên ký mẫu đơn hoặc sử dụng bút màu để hoàn thành đơn, đương đơn chỉ được dùng mực đen hoặc xanh đậm khi điền đơn I-485.

Câu hỏi thường gặp về đơn I-485

Đương đơn bắt buộc phải có mặt ở Mỹ khi nộp đơn chuyển đổi tình trạng I-485. Nếu nộp theo diện bảo lãnh người thân hoặc kết hôn, người được bảo lãnh cũng phải đang ở trong nước Mỹ tại thời điểm nộp đơn.

Trường hợp đương đơn ở ngoài Mỹ, đương đơn sẽ nộp mẫu DS-260 để xin cấp visa định cư và nhận thẻ xanh khi đến Mỹ.

Nếu đương đơn muốn xuất cảnh Mỹ khi đã hoàn tất thủ tục nộp đơn I-485, đương đơn cần nộp thêm mẫu đơn I-131 (giấy phép đi lại). Đây là mẫu đơn cho phép người nộp đơn có thể tự do đi lại, xuất nhập cảnh Mỹ trong thời gian chờ cấp thẻ xanh. Nếu bạn không nộp đơn I-131, USCIS có thể từ chối hồ sơ I-485 của bạn vì cho rằng bạn đã từ bỏ ý định xin thẻ xanh.

Chính phủ Hoa Kỳ cho phép bạn được làm việc trong thời gian chờ cấp thẻ xanh, miễn là bạn đã nộp hồ sơ xin giấy phép làm việc tạm thời (Employment Authorization Document – EAD), theo mẫu đơn I-765.

Đơn I-765 thường được nộp chung với đơn I-131 (giấy phép đi lại) và nộp đồng thời với đơn I-485.

Đơn I-485 bị từ chối đồng nghĩa đương đơn không đủ điều kiện để được cấp thẻ xanh Mỹ. 

Hiện nay, tỷ lệ từ chối đơn chuyển đổi tình trạng cư trú tương đối thấp, chỉ khoảng 10% theo số liệu USCIS năm 2024. Do đó, khi bị từ chối đơn I-485, đương đơn cần tìm hiểu lý do và có thể kháng cáo để nộp lại hồ sơ sau khi đã khắc phục nguyên nhân. Có nhiều lý do dẫn đến việc hồ sơ bị từ chối do đó đương đơn có thể liên hệ Doslink để được tư vấn toàn diện thông tin chương trình và hỗ trợ chi tiết từng bước trong quá trình xúc tiến hồ sơ định cư Mỹ EB-3. 

Rất tiếc USCIS không nhận hồ sơ I-485 theo hình thức online. Đương đơn phải nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng USCIS hoặc gửi qua đường bưu điện đến trung tâm dịch vụ thuộc USCIS tại nơi sinh sống.

Chuyển đổi tình trạng cư trú tại Mỹ là giai đoạn cực kỳ quan trong trong chuỗi thủ tục hồ sơ xin thẻ xanh. Đương đơn tại Mỹ ngoài việc chuẩn bị đầy đủ, chính xác hồ sơ còn cần theo dõi liên tục visa bulletin để nắm bắt thời điểm có thể nộp xin chuyển đổi tình trạng cư trú. Các thắc mắc liên quan về chương trình định cư Mỹ, đặc biệt các diện EB-3EB-5, mời Quý khách liên hệ Doslink để được tư vấn chuyên sâu. 

Chương trình làm việc và định cư Canada

Bạn vui lòng điền và gửi form thông tin dưới đây để tham gia chương trình.