Menu

Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Nhật theo diện đầu tư BMV

Nhờ những ưu thế vượt trội về điều kiện tham gia, thời gian xét duyệt visa và chi phí, chương trình đầu tư Nhật Bản BMV đang trở thành tâm điểm mới thu hút nhà đầu tư nhập cư đến Nhật Bản thành lập doanh nghiệp, mở rộng kinh doanh.

Việc thành lập doanh nghiệp khá phức tạp, nhất là tại một quốc gia có tính kỹ luật cao như Nhật Bản. Do đó những nhà đầu tư đang tìm hiểu chương trình BMV, cần lưu tâm một vài khía cạnh quan trọng để thuận lợi đăng ký mở doanh nghiệp cũng như xin visa định cư.

Người đồng sáng lập (Co-Founder/Co-Director)

Để định cư theo diện đầu tư Nhật Bản BMV, đương đơn phải đồng hành cùng một Business partner – đối tác kinh doanh hay có thể gọi là nhà đồng sáng lập. Đối tác này phải là người Nhật, hoặc thường trú nhân Nhật (PR), hoặc là người đang giữ Business Manager Visa để thực hiện thủ tục pháp lý ban đầu.

Đối tác kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm:

  • Ký hợp đồng thuê văn phòng.
  • Mở và đứng tên đại diện pháp luật công ty.

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh (business plan) khả thi là chìa khóa quan trọng để thuyết phục chính phủ Nhật Bản chấp thuận hồ sơ visa. Một số lưu ý về kế hoạch kinh doanh:
  • Kế hoạch kinh doanh phải bằng tiếng Nhật
  • Lĩnh vực kinh doanh nên là những lĩnh vực được chính phủ ưu tiên hoặc tương thích với kinh nghiệm của đương đơn
  • Thể hiện được tính liên tục và ổn định của doanh nghiệp
  • Không bắt buộc thuê lao động, nhưng nếu có là một lợi thế

Loại hình doanh nghiệp

Chính phủ Nhật không giới hạn loại hình doanh nghiệp sẽ được thành lập, tuy nhiên có một số loại hình doanh nghiệp cần xin giấy phép gồm: nhà hàng, tái chế, du lịch, cho thuê nhân sự, bất động sản, xây dựng.

Thuê văn phòng

  • Phải là văn phòng thật, mục đích sử dụng để kinh doanh, không sử dụng để ở. Văn phòng ảo và văn phòng chia sẻ không được chấp nhận.
  • Có hợp đồng thuê thể hiện tên doanh nghiệp của đương đơn và thời hạn thuê lâu dài.
  • Văn phòng kinh doanh phải có các thiết bị làm việc cần thiết như máy tính, bàn làm việc, máy in, kệ tài liệu…và đủ không gian làm việc cho nhà đầu tư, nhân sự công ty.
  • Trường hợp kinh doanh nhà hàng, nail, spa, làm tóc…thì phải có một không gian phòng riêng biệt để làm việc.

Thuê nhân sự

Chương trình đầu tư Nhật Bản không bắt buộc phải thuê lao động tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý nếu doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Các loại hình kinh doanh như nhà hàng, nail, spa, làm tóc thì bắt buộc phải thuê nhân viên.
  • Các loại hình doanh nghiệp tư vấn, thương mại quốc tế, phát triển phần mềm… không bắt buộc thuê nhân viên trong giai đoạn đầu nhưng nên đặt mục tiêu tuyển dụng nhân sự trong trung và dài hạn.
Lưu ý rằng, nhà đầu tư chỉ được quản lý doanh nghiệp chứ không được tính là một nhân sự làm việc trực tiếp tại công ty.

Vốn đầu tư

Nhà đầu tư cần rót vốn đầu tư ít nhất 5 triệu JPY (~800 triệu VND) vào doanh nghiệp tại Nhật theo yêu cầu chương trình BMV. Khoản vốn này được sử dụng cho các mục đích chi trả tiền thuê văn phòng, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, khai báo thuế, tiền lương,…

Lưu ý khác

Một số lưu ý khác nhà đầu tư nên quan tâm khi quyết định đầu tư định tư tại Nhật:
  • Tìm hiểu kỹ về thị trường kinh doanh của Nhật Bản
  • Cần có sự hiểu biết về luật pháp và văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn uy tín để đồng hành trong quá trình thành lập doanh nghiệp tại Nhật.
Doslink hiện là đơn vị tiên phong giới thiệu, tư vấn và thực hiện hồ sơ định cư đầu tư Nhật Bản BMV tại Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp đáp ứng điều kiện xin visa BMV.
Daniel Hà
Daniel Hà

CEO & CO-Founder Doslink Migration & Investment, với hơn 20 năm kinh nghiệm phân phối, kinh doanh quốc tế và hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn di trú đầu tư nước ngoài.

Phản hồi của Khách hàng

Khách hàng Doslink nói gì?

Chương trình làm việc và định cư Canada

Bạn vui lòng điền và gửi form thông tin dưới đây để tham gia chương trình.